[ GIẢI ĐÁP ] Bệnh trĩ có lây không ? Và lây qua đường nào ?

Bác sĩ:

Bệnh trĩ có lây không là câu hỏi lo lắng và thắc mắc của không ít người bệnh khi bên cạnh hoặc trong gia đình có người bị bệnh trĩ. Đây là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Nếu không phòng tránh và chữa trị bệnh kịp thời, hiệu quả bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Vậy, bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Muốn biết bệnh trĩ có lây không cần xác định nguyên nhân gây bệnh

Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Ở nước ta, số người bị bệnh trĩ chiếm tới trên 55% dân số tập trung chủ yếu ở những người trong độ tuổi lao động, người cao tuổi và phụ nữ có thai.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ được xác định phần lớn là do:

  • Chế độ ăn uống không khoa học và hợp lý
  • Thói quen sinh hoạt chưa đúng, ngồi lâu một chỗ ít vận động, thường xuyên nhịn đi đại tiện, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
  • Lạm dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
  • Tâm trạng lo lắng căng thẳng mệt mỏi thường xuyên
  • Bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn nhu động ruột, kiết lị, táo bón kéo dài
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao.

Nhìn chung các nguyên nhân gây bệnh trĩ rất đa dạng và phức tạp vì thế mọi người cần hết sức chú ý để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ có lây không thì các chuyên gia hậu môn trực tràng khẳng định bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm nên bệnh KHÔNG bị lây nhiễm qua các con đường tiếp xúc như ăn uống dùng chung thìa nĩa chén bát, ngồi chung ghế, ngủ chung giường, sử dụng chung đồ dùng cá nhân…Do đó mọi người có thể yên tâm khi chăm sóc người thân bị mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có lây không?

Giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có lây không?

Bác sĩ Trịnh Tùng cho biết: bệnh trĩ là bệnh lý mãn tính hình thành do sự căng phồng và giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn nên căng phình và gãy gập tạo thành búi trĩ. Nhiều người vì quá chủ quan không thăm khám nên bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm gây đau đớn cho bản thân và gánh chịu lời đồn đại rằng bệnh trĩ có thể lây lan cho người bên cạnh nên bị xa lánh, ghẻ lạnh

Hậu quả của bệnh trĩ gây ra đối với sức khỏe và tinh thần của người bệnh là không hề nhẹ. Câu hỏi bệnh trĩ có bị lây không bỗng nhiên trở thành nỗi lo chung của người bị bệnh và cả người chưa bị. Rất nhiều người vì chưa tìm được thông tin để kiểm chứng nên hoang mang lo lắng và phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và xác định lời đồn bệnh trĩ có lây không.

Tuy nhiên, các kiến thức chia sẻ về thông tin của bệnh trĩ còn chưa phổ biến dẫn đến nhiều người bị hiểu lầm, thậm chí là chữa trị sai cách khiến bệnh có nguy có bị chuyển biến nặng hơn.

1. Bệnh trĩ có lây cho người sống chung không?

Đối với các trường hợp sống chung với người bị bệnh trĩ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ KHÔNG lây cho những người cùng sống chung với người bệnh. Việc trong gia đình có nhiều người cùng bị mắc bệnh trĩ có thể lý giải là do:

  • Mọi người có cùng chế độ sinh hoạt và ăn uống giống nhau
  • Việc ăn uống chưa đúng cách, ăn ít chất xơ, sử dụng chất kích thích và đồ ăn cay nóng, uống ít nước, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh

Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh trĩ của những người cùng trong gia đình thì mọi người nên chú ý:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc
  • Sử dụng các thực phẩm nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, mướp, khoai lang
  • Ăn nhiều mật ong, tỏi
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, thịt ngan, bí đỏ, củ dền…
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Bệnh trĩ có lây không

2. Bệnh trĩ có lây qua quan hệ tình dục không?

Bệnh trĩ xuất hiện là do sự căng phồng và giãn quá mức của cá tĩnh mạch hậu môn nên bị gãy gập tạo thành các búi trĩ. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hay virus gây bệnh, do đó bệnh KHÔNG lây qua quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bị mắc bệnh trĩ mà có quan hệ tình dục thì sẽ khiến bệnh tiến triển nặng thêm. Lý do được giải thích là: Khi quan hệ tình dục phải dùng sức do đó sẽ làm tăng áp lực xuống vùng xương chậu và hậu môn, các tĩnh mạch bị căng phình, khiến cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, thậm chí còn bị chảy máu hậu môn.

Vì vậy, lời khuyên cho người bị mắc bệnh trĩ là không nên có quan hệ tình dục khi đang chữa trị bệnh trĩ. Nếu không thể kiêng được thì nên hoạt động nhẹ nhàng, đặc biệt KHÔNG được quan hệ qua hậu môn tránh làm gây tổn thương đến hậu môn và búi trĩ.

Chọn tư thế phù hợp, tránh quan hệ thô bạo giảm áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn

Vệ sinh hậu môn và cơ thể sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tránh viêm nhiễm cho đối phương

Nên giảm thời gian và tần suất quan hệ đến mức thấp nhất

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý cần thiết của mỗi người, đặc biệt trong tình trạng bản thân bị mắc bệnh trĩ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mọi người có thể thực hiện tốt các vấn đề nêu trên thì có thể quan hệ bình thường nhẹ nhàng mà không sợ bệnh trĩ có lây không.

Bệnh trĩ có lây qua đường tình dục không

3. Bệnh trĩ ngoại có lây không

Bệnh trĩ ngoại có lây không là câu hỏi phổ biến của không ít người bị mắc bệnh trĩ ngoại. Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ hình thành phía dưới đường lược trong ống hậu môn do các tĩnh mạch bị căng phồng và giãn quá mức hoặc bị viêm nhiễm hậu môn lâu ngày nhưng người bệnh chậm phát hiện nên phát triển nặng và gây ra bệnh trĩ ngoại.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại chủ yếu là do:

  • Ăn nhiều thịt cá protein và chất đạm nhưng không bổ sung chất xơ, rau xanh
  • Uống ít nước
  • Ngồi quá lâu một chỗ
  • Thói quen đi vệ sinh không tốt, thường xuyên nhịn đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh

Vậy, bệnh trĩ ngoại có lây được không? Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh nêu trên thì chúng ta có thể khẳng định bệnh trĩ ngoại KHÔNG có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Khi bị mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh sẽ thấy khó khăn khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn, đau nhức hậu môn, xuất hiện cục thịt nhỏ màu hồng gây vướng víu khi di chuyển và hoạt động thường ngày.

Bệnh trĩ có lây được không? Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ ngoại có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh nhưng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Do đó chúng ta không nên xa lánh hay cách ly với người bệnh khiến cho họ cảm thấy tự ti, tinh thần sa sút mà cần động viên quan tâm thăm hỏi để giúp người bệnh vượt qua nỗi lo bệnh tật, sống hòa đồng chung với cộng đồng.

Để có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại thì mọi người cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp.

4. Bệnh trĩ nội có lây không?

Bệnh trĩ có lây không là mối quan tâm lo lắng của không ít người. Bên cạnh đó nhiều người còn thắc mắc có phải bệnh trĩ nào cũng bị lây không? Lỡ có người bị mắc bệnh trĩ nội thì có lây không? Để trả lời về vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ hình thành ở phía trên đường lược trong ống hậu môn do các tĩnh mạch bên trong trực tràng bị giãn quá mức nên phình to tạo thành búi trĩ. Tương tự như các bệnh lý khác, bệnh trĩ nội cũng có quá trình hình thành và phát triển tương đối phức tạp, bệnh được chia làm 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ còn nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn, người bệnh bị đi ngoài ra máu nhưng lượng máu còn khá ít chỉ dính trên giấy vệ sinh
  • Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại được. Tình trạng đại tiện ra máu gia tăng hơn.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn nhưng không thể tự co lại được, người bệnh phải dùng tay ấn vào, lúc này hậu môn bị chảy máu nhiều hơn.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực bên ngoài, dùng tay đẩy cũng không thể ấn vào trong được. Tình trạng này gây nhiều đau đớn và khó khăn bất tiện cho người bệnh.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội chủ yếu là do: Táo bón kéo dài, làm việc nặng quá sức, tâm lý căng thẳng stress, ngồi lâu một chỗ ít vận động, bị mắc một số bệnh lý ở hậu môn. Như vậy, bệnh trĩ nội hình thành là do quá trình sinh hoạt, ăn uống, làm việc không khoa học chứ không phải lây từ người này sang người khác.

Như vậy mọi người có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh trĩ nội KHÔNG lây nhiễm và mọi người có thể sinh hoạt chung một cách bình thường nhưng cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý tránh để mắc bệnh trĩ nội.

Đối với câu hỏi “Bệnh trĩ có lây lan không?” các bác sĩ khẳng định là KHÔNG, nhưng bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng, suy giảm chất lượng cuộc sống…Đặc biệt bệnh trĩ sẽ KHÔNG thể tự khỏi nếu không có các biện pháp can thiệp điều trị.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bị mắc bệnh trĩ, mọi người không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Nếu còn có thắc mắc gì thêm về vấn đề bệnh trĩ có lây không hay các vấn đề liên quan khác, mọi người hãy gọi ngay đến đường dây nóng 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí.

 

 

 

 

 

 

 

Nếu chưa có điều kiện thăm khám, bệnh nhân có thể lại số điện thoại và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gọi và nói luôn là chữa được hay không để tránh mất thời gian. Bạn cũng có thể click Khám online ở đây hoặc gọi vào số bác sĩ để được nghe tư vấn phương pháp điều trị 0243-9656.999

Chúc mọi người sớm khỏi bệnh và chúng tôi nhắc lại, ai bị bệnh nam khoa - bệnh xã hội - phụ khoa hoặc hậu môn trực tràng có thể để lại SĐT để được giúp đỡ 24/7

Ngày đăng: 17/07/2020 - Cập nhập lúc: 14:29, 17/07/2020